Ứng Dụng Chánh Niệm Trong Giáo Dục

Chánh niệm không chỉ là một chủ đề phổ biến đối với các nhà nghiên cứu và giới học thuật; nó cũng đang trở thành một xu hướng mới về lối sống.Một trong những lý do cho sự phổ biến của chánh niệm chính là sự đơn giản của nó. Nó dễ dàng (tương đối), không tốn kém và có thể được thực hành bởi bất kỳ ai trong mọi hoàn cảnh.
Mặc dù nghe có vẻ điên rồ khi cố gắng dạy các khái niệm chánh niệm cho trẻ nhỏ, nhưng nó hoàn toàn phù hợp với nhiều môi trường giáo dục — và những môi trường khó thực hiện chánh niệm nhất thường là những môi trường cần nó nhất!
Mục đích của bài viết này nhằm tìm hiểu thêm về chánh niệm trong giáo dục, tại sao đó là điều tốt, cách nó có thể được đưa vào chương trình giảng dạy một cách hiệu quả và những loại hình đào tạo và cơ hội học tập nào phù hợp cho bạn.
“Chánh niệm là nhận biết mọi thứ theo một cách cụ thể, có chủ đích, trong từng khoảnh khắc và không phán xét.” Jon Kabat- Zinn (1994)


Giáo dục chánh niệm là gì?
Giáo dục chánh niệm là sự tổng hợp của chánh niệm cùng với lý thuyết và thực hành thiền định trong giáo dục. Mục đích của giáo dục chánh niệm để giúp học sinh:

  • Tự nhận biết bản thân
  • Đồng cảm
  • Học những cách để bình tĩnh và tập trung tâm trí
  • Giao tiếp tỉnh thức
  • Áp dụng các kĩ năng chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày.

Một số nơi chỉ tập trung hướng dẫn học sinh thực hành chánh niệm. Cũng có một số nơi hướng dẫn giáo viên để họ dạy học sinh thực hành chánh niệm.
Số còn lại thì dạy cho nhân viên hành chính, phụ huynh hoặc là cộng đồng nói chung. Mặc dù đối tượng của họ khác nhau nhưng kết quả cuối cùng đều giống nhau, là mang đến kết quả tính cực.

Nghiên cứu về giáo dục chánh niệm ở trường học
Chánh niệm như một môn học và hướng dẫn trong trường học là một chủ đề nghiên cứu phổ biến trong những thập kỷ gần đây. Vì thế, chúng ta có rất nhiều thông tin về thực hành chánh niệm áp dụng trong trường học và những lại lợi ích của chánh niệm cho học sinh, giáo viên và cộng đồng nói chung.

Làm thế nào để dạy và áp dụng chánh niệm
Nhà nghiên cứu Erica Baxter từ Surya Chandra Healing có một số gợi ý hữu ích cho những người muốn triển khai giảng dạy chương trình chánh niệm:

  • Đảm bảo rằng sự hỗ trợ đến từ các cấp cao
  • Giáo viên nên được đào tạo để giúp học sinh củng cố kiến thức bởi các giảng viên có chuyên môn về chánh niệm
  • Giáo viên nên hết mình ủng hộ chương trình chánh niệm để khuyến khích sự tham gia của các học sinh
  • Cha mẹ nên tham gia và kết hợp tại nhà một số phương pháp thực hành chánh niệm; phụ huynh có thể tham gia một khoá học chánh niệm riêng.

Richard Burnett (2009) có nhắc lại một số gợi ý của Baxter nhưng ông cũng trình bày nó cụ thể hơn. Theo ông, điều quan trọng đối với các giáo viên và người hướng dẫn chánh niệm là:

  • Tạo sự cân bằng giữa sự đa dạng và cấu trúc của những hoạt động sử dụng trí tuệ; phải có một số hoạt động nhắc lại để cho phép học sinh xây dựng kĩ năng khi thực hành, tuy nhiên hoạt động nhắc lại diễn ra quá nhiều sẽ khiến học sinh mất hứng thú.
  • Đưa ra một số phương pháp tiếp cận dài hạn, cho học sinh tiếp cận chánh niệm một cách nhỏ giọt, học sinh có thể được học tốt hơn với phương pháp này thay vì phương pháp cường độ cao, học nhiều thứ cùng lúc như người lớn
  • Linh hoạt! Sẽ có một số bài học và thực hành không thể thực hiện trong không gian lớp học và giáo viên nên được chuẩn bị cho điều đó.

Những lợi ích của việc kết hợp chánh niệm trong lớp học 
Tổ chức The Mindful Schools đã liệt kê 10 lĩnh vực chính mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng chánh niệm có thể có tác động tích cực, bao gồm:

  • Sự chú ý và tập trung
  • Điểm số tốt hơn
  • Kiểm soát cảm xúc hiệu quả hơn
  • Hành vi ở trường tốt hơn
  • Sự đồng cảm và cách nhìn nhận quan điểm
  • Kỹ năng xã hội tốt hơn
  • Giảm thiểu lo lắng khi kiểm tra
  • Bớt áp lực
  • Giảm tần suất/ mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sau chấn thương tâm lý
  • Tỷ lệ/ mức độ trầm cảm thấp hơn.


Những phát hiện này thực sự được hỗ trợ bởi các nghiên cứu; một nghiên cứu về giáo dục chánh niệm trong trường học năm 2015 cho thấy:

  • Chánh niệm giúp học sinh và nhân viên quản lý sự căng thẳng hiệu quả hơn và dễ dàng vượt qua stress hơn.
  • Thực hành chánh niệm thường xuyên (có thể diễn ra trong vài phút hoặc ít hơn) đểu sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe
  • Nghiên cứu cho thấy rằng các chương trình chánh niệm có thể cải thiện khả năng nhận thức cũng như khả năng phục hồi sau căng thẳng
  • Các chương trình chánh niệm dễ dàng được phát triển cho các lứa tuổi khác nhau ở từng bối cảnh cụ thể
  • Việc đưa giáo dục chánh niệm vào trường học tương đối dễ dàng, phụ thuộc vào sự nhạy cảm trong các giai đoạn phát triển và nhu cầu của học sinh (Bostic, Nevarez, Potter, Prince, Benningfield, & Anguirre, 2015)

Ngoài ra, dựa trên một đánh giá của Erica Baxter, chúng ta thấy rằng chánh niệm đã được chứng minh là giúp trẻ em và thanh thiếu niên:

  • Giảm sự lo âu
  • Giúp trẻ giảm hoặc quản lý sự căng thẳng
  • Cải thiện khả năng chú ý và tập trung.
  • Quản lý được các phản ứng về cảm xúc.
  • Tăng khả năng nhận thức và tự điều chỉnh bản thân.
  • Giúp trẻ tìm thấy sự bình yên.
  • Cải thiện sự bình tĩnh trong các tình huống và khả năng điều tiết cảm xúc.
  • Cải thiện chức năng vận hành và khả năng tự chủ trong cuộc sống (lập kế hoạch, tư duy chiến lược)
  • Giảm sự lo âu trong các kì thi thông qua sự tăng cường trí nhớ và sự tập trung.
  • Giảm nhẹ hoặc giảm các triệu chứng ADHD (rối loạn tăng động, giảm chú ý)


Một chương trình chánh niệm bao gồm những gì?
Một chương trình giảng dạy chánh niệm thường bao gồm nội dung chánh niệm được cung cấp trong các buổi học ngắn hàng tuần (có thể nhiều hơn) bao gồm các nguyên tắc và thực hành chánh niệm.
Tuỳ thuộc vào chương trình giáo dục của mỗi trường, giảng dạy chánh niệm có thể bao gồm khái niệm và các định nghĩa (vd: nhận thức, chấp nhận, chánh niệm, thiền định), các bài tập (vd: thiền quét cơ thể (body scan), hít thở tỉnh thức, nhận thức về các giác quan). Ngoài ra còn các nội dung chánh niệm khác mà học sinh có thể sử dụng trong lớp học hoặc ở nhà (vd: thiền có hướng dẫn, hình ảnh thư giãn, hướng dẫn bằng văn bản, video).

Nguồn: Mindfulness in Education, Positive Psychology